Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016

Giải độc thế nào nếu đã lỡ tắm biển và ăn hải sản có nhiễm kim loại nặng?

Hiện tượng cá chết hàng loạt tại các vùng biển miền Trung vừa qua làm dấy lên lo ngại về sự ô nhiễm kim loại nặng. Nhiều chuyên gia đã khuyến cáo người dân không nên tắm biển và ăn hải sản tại đây, ít nhất là trong thời gian này. Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn bị nhiễm kim loại nặng chưa quá nghiêm trọng thì vẫn còn biện pháp hỗ trợ giải độc.

Những ngày qua, hiện tượng cá chết hàng loạt được ghi nhận dọc theo bờ biển của 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, theo hướng của dòng hải lưu chảy sát bờ. Nhiều chuyên gia môi trường và thủy sản cho rằng cá chết vì có chất độc mạnh trong nước.

Đường ống xả thải ngầm khổng lồ dưới biển Vũng Áng của Formosa. (Ảnh: Youtube VTC14) Đường ống xả thải ngầm khổng lồ dưới biển Vũng Áng của Formosa. (Ảnh: Youtube VTC14)Đường ống xả thải ngầm khổng lồ dưới biển Vũng Áng của Formosa. (Ảnh: Youtube VTC14)

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh: cá chết là do hàm lượng độc tố quá cao. Nhưng cá không chết không có nghĩa an toàn, vì mặc dù độc tố tích lũy chưa đủ giết chúng, nhưng rất có thể đã lên đến mức nguy hại cho sức khỏe người ăn.

Hiện nay chưa có kết luận chính thức về tác nhân gây chết cá nhưng thông qua những hiện tượng quan sát được, nhiều chuyên gia cho rằng rất thể nước biển ở đây đã bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng.

Sự độc hại của các kim loại nặng

Theo các chuyên gia y tế, kim loại nặng luôn là nỗi ám ảnh đối với sức khỏe cộng đồng. Chúng có thể thâm nhập vào trong cơ thể qua đường ăn uống, hít thở, tiếp xúc với da. Chỉ cần một liều lượng cực nhỏ cũng đã đủ gây ra những vấn đề nghiêm trọng không thể vãn hồi trên cơ thể người. Ví dụ về liều lượng gây độc của thủy ngân, chỉ tương đương với một hạt muối trong một bể bơi lớn. Thực tế có rất ít người có thể hình dung ra được mối nguy này.

Tuyệt đối không thu mua và chế biến thực phẩm từ cá chết trong vùng biển ô nhiễm (Ảnh: Internet)Tuyệt đối không thu mua và chế biến thực phẩm từ cá chết trong vùng biển ô nhiễm (Ảnh: Internet)

Nếu là nhiễm độc kim loại nặng cấp tính, một số biểu hiện có thể quan sát thấy là:

  • Đột ngột, co thắt nặng và/hoặc co giật
  • Buồn nôn, nôn
  • Đổ mồ hôi
  • Đau đầu
  • Khó thở
  • Có vấn đề trong nhận thức, vận động và giao tiếp

Khi ngộ độc cực mạnh có thể dẫn đến tử vong.

Khi tiếp xúc lâu dài, kim loại nặng tích tụ lại, các triệu chứng sẽ tinh vi hơn nhiều, và có thể lẫn lộn với những triệu chứng rất “phổ biến” khác, chẳng hạn như:

  • Mệt mỏi
  • Suy tiêu hóa, và làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng
  • Đau khớp
  • Phiền muộn, trầm cảm
  • Có vấn đề trong điều hòa đường huyết
  • Ở nữ có thể thấy vấn đề trong chu kỳ kinh nguyệt, vô sinh, sẩy thai, tiền sản giật, tăng huyết áp do thai kỳ và sinh non

Nhìn chung, khi cơ thể bị nhiễm độc kim loại nặng thì hệ thống thần kinh trung ương, hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, phổi, thận, gan, tuyến nội tiết… đều bị tác động. Nhiều khả năng bạn không bị ngộ độc đến mức phải cấp cứu nhưng lục phủ ngũ tạng đã bị thương tổn rồi.

Kim loại nặng có thể đi vào cơ thể qua ăn uống thực phẩm, qua tiếp xúc với da, qua hít thở. Như vậy nếu tắm biển tại khu vực nước bị nhiễm kim loại nặng, các chất độc sẽ qua da đi vào máu.

Một số phương pháp giải độc kim loại nặng

Kim loại có thể thông qua thực phẩm vào cơ thể, nhưng cũng có sẵn các loại thực phẩm giúp cơ thể đào thải chúng. Các bác sĩ khuyến khích nên có chế độ ăn giàu sắt, canxi, và vitamin C để bảo vệ cơ thể. Như vậy các trái cây họ chanh, nho… sẽ rất hữu ích.

Một số loại thực phẩm có thể giúp đào thải chì dễ dàng hơn, trong đó phải nói đến tỏi và rau mùi.

11 cong dung cua toiTỏi rất hữu ích trong giải độc kim loại năng (Ảnh: internet)

Giải độc chì bằng tỏi

Một nghiên cứu của Bulgari xuất bản năm 1960 phát hiện thấy những công nhân làm việc tại nhà máy pin xe hơi được uống chiết xuất từ tỏi 3 lần/ngày trong bốn tuần, cho thấy nồng độ chì trong máu giảm đáng kể.

Một nghiên cứu khác xuất bản năm 2012 cho thấy các triệu chứng của ngộ độc chì giảm khi người bệnh dùng chiết xuất tỏi. Bí mật thải độc chì của tỏi phần lớn nằm ở sulfur. Theo các nhà nghiên cứu, sulfur oxi hóa các kim loại nặng như chì, khiến nó hòa tan trong nước, vì vậy dễ dàng được thải ra ngoài.

Các thực phẩm giàu sulfur khác bao gồm có hành, trứng, rau họ cải như bắp cải, súp lơ, cải Brussels.

Giải độc bằng rau mùi

Bác sĩ Yoshiaki Omura thuộc Hiệp hội nghiên cứu bệnh tim tại New York được cho là người đầu tiên phát hiện ra khả năng giải độc chì của rau mùi vào năm 1990. Rau mùi có thể thải kim loại nặng như nhôm, thủy ngân, và chì khỏi cơ thể. Nghiên cứu trên động vật cho thấy, rau mùi làm giảm hấp thu chì vào xương (nơi các kim loại nặng thường tích tụ). Các nhà nghiên cứu tại Mexico đã phát triển một máy lọc nước dùng rau mùi và đào thải thành công chì, niken.

Thường xuyên sử dụng rau mùi sẽ giúp cơ thể loại bỏ được các kim loại nặng, tăng cướng sức đề kháng… (Ảnh: internet)Thường xuyên sử dụng rau mùi sẽ giúp cơ thể loại bỏ được các kim loại nặng, tăng cường sức đề kháng… (Ảnh: internet)

Một số thảo dược như ngưu bàng, rễ bồ công anh được dân gian dùng để đào thải chất độc ra khỏi máu, gồm cả các kim loại nặng.

Than hoạt tính từ cây liễu thường có trong các thực phẩm bổ sung giải độc, đặc biệt là để thải kim loại nặng. Để giải độc nhẹ, trộn một thìa bột than với khoảng 230ml nước và uống. Tuy trông màu không hấp dẫn nhưng bạn yên tâm vì nó gần như không mùi vị.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng đề nghị tăng cường ăn các loại rau xanh chất lượng tốt, đặc biệt là các loại rau mầm, như vậy sẽ giúp cơ thể bạn đào thải kim loại nặng nhanh hơn. Các sản phẩm lên men, bổ cung men vi sinh cho đường ruột cũng rất hữu ích.

Cuối cùng, để mang được các chất độc ra ngoài cơ thể, bạn cần uống đầy đủ nước sạch.

Một khi chất độc đi vào cơ thể, chúng sẽ phát tán khắp nơi và thực sự không dễ để truy quét khỏi cơ thể, do vậy phòng vẫn hơn chống, không nên tắm biển và ăn hải sản được đánh bắt hay được nuôi tại vùng nước đang bị ô nhiễm.

Đình Vũ

Xem thêm:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét