Elijah Djan một sinh viên đại học tại Nam Phi đã nghiên cứu sản xuất ra gạch từ giấy phế thải. Bạn có nghĩ đây là một sáng tạo rất tốt không?
Để tận dụng được giấy bỏ đi, giảm ô nhiễm, tăng thêm sự lựa chọn trong ngành vật liệu xây dựng, Djan đã nghiên cứu ra sản phẩm gạch làm từ giấy phế thải. Anh hy vọng loại gạch này sớm sẽ sớm vượt qua các tiêu chuẩn chống nước, chống cháy…, từ đó trở thành một sản phẩm tốt mang lại lợi ích cho xã hội.
Hiện nay Djan 21 tuổi, là một sinh viên khoa xây dựng công trình. Ngay từ năm 11 tuổi, anh đã có ý tưởng tận dụng giấy bỏ đi để tạo ra các sản phẩm vật liệu xây dựng. Anh đã giành được giải thưởng trong cuộc thi khoa học toàn quốc với những ý tưởng sáng tạo của mình. Một vài năm gần đây, anh luôn không ngừng nghiên cứu thiết kế và thử nghiệm loại gạch giấy này, thậm chí còn dùng nó để xây lên một bức tường ở phía sau sân nhà để thử nghiệm, cuối cùng anh phát triển được thành một sản phẩm có gạch giấy tên Nubrix.
Djan cho biết, anh có cảm hứng làm ra sản phẩm này từ khi còn là 1 đứa trẻ, lúc đó cha của anh là một giáo viên, khi nhìn thấy cha đốt bỏ sách cũ, anh cảm thấy như vậy sẽ gây ô nhiễm môi trường, nhưng lúc đó cha anh nói, trừ khi có cách nào đó tốt hơn có thể tận dụng được giấy cũ, nếu không ông vẫn sẽ tiếp tục đốt như vậy.
Một vài tháng sau, Djan xem được 1 tin tức cho biết tại Nam Phi thiếu hụt những nguyên vật liệu giá rẻ để xây dựng, trong lòng anh lại càng sôi sục ý tưởng làm sao có thể sử dụng giấy bỏ để làm vật liệu.
Đến nay, sau khi đã sáng chế ra gạch Nubrix, anh đang tìm tòi biện pháp tiến hành các thử nghiệm để loại gạch này có thể chịu được lửa, chống thấm nước, chống ồn và có độ bền cao, có như vậy loại gạch này mới được công nhận và được đưa ra thị trường sản xuất số lượng lớn.
Được biết, Djan ban đầu không có tiền để tiến hành các thử nghiệm, nhưng năm 2016 anh đã giành được giải nhất trong cuộc thi ý tưởng sáng tạo ở Nam Phi, khi đó anh có được 15.000 USD tiền thưởng (khoảng hơn 300 triệu VND), vì vậy anh đã có tiền và cơ hội để hoàn thiện hơn sản phẩm Nubrix của mình để nó phù hợp với các tiêu chuẩn biến chúng thành sản phẩm thương mại.
Djan cho biết: “Đối với tôi, những viên gạch giấy này chỉ là sản phẩm đầu tiên, tôi hy vọng có thể sử dụng các sản phẩm tái chế để sáng tạo ra nhiều vật liệu xây dựng khác nữa.”
Theo số liệu thống kê của chính phủ Nam Phi, năm 2011 nước này có tới 108 triệu tấn chất thải, trong đó số lượng thu hồi tái chế chỉ được 10%. Vì vậy sự cố gắng nỗ lực của Djan không những là việc làm kịp thời, mà đó còn là việc rất cần thiết.
Quỳnh Chi
Xem thêm:
from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2kAtGXS
via máy cửa nhôm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét