Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

‘Thôn bát quái’ xảy ra điều lạ mấy trăm năm qua, ngay cả khoa học khó giải thích

Thôn Thái Cực Tinh Tượng còn gọi là thôn Du Nguyên nằm ở huyện Vũ Nghĩa, tỉnh Chiết Giang. Theo như ghi chép trong “Du Thị Tông Phổ” (gia phả họ Du), thông Du Nguyên do Lưu Bá Ôn, quốc sư của hoàng đế dựng lập nhà Minh Chu Nguyên Chương, thiết kế xây dựng.

thon du nguyen 1(Ảnh: Internet)

Tương truyền, Du Lai, con trai đời thứ 5 của gia tộc họ Du trong thôn Du Nguyên, đã từng là bạn đồng môn và là bằng hữu rất thân thiết với Lưu Bá Ôn. Lưu Bá Ôn là một nhà chiến lược gia, nhà lập pháp trứ danh trong lịch sử Trung Quốc, tinh thông phong thủy và các thuật loại khác. Theo truyền thuyết dân gian ông được miêu tả là một người đa mưu túc trí, có cốt cách của thần tiên, và là một nhân vật được trọng vọng giống như Gia Cát Lượng. Vào năm Chí Chính thứ 9 (1349), khi Lưu Bá Ôn từ chức quan và lui về quê nhà, ông dừng chân tại thôn Du Nguyên để thăm Du Lai. Thời đó thôn Du Nguyên thường xuyên phải hứng chịu hạn hán, ngập lụt, hỏa hoạn và dịch bệnh, và dân làng phải rất vất vả để cầm cự mạng sống. Du Lai nhờ Lưu Bá Ôn tìm kế sách.

thon du nguyen 5(Ảnh: Internet)

Nhờ vào trí tuệ tinh thông thiên văn địa lý của mình, sau khi khảo sát chi tiết địa thế nơi ấy, Lưu Bá Ôn phán rằng: Thôn Du Nguyên được bao bọc bởi 11 ngọn núi, sở hữu “khí” [năng lượng sống] của sự tài hoa và vận may, nhưng do dòng suối chảy thẳng một mạch xuyên qua làng tạo thành “ngạnh” (khắc nghiệt), làm tẩu tán “khí” tốt ra khỏi thôn. Nếu thay đổi sao cho dòng suối chảy uốn cong vào thôn, dựa theo bố cục của Thái Cực, cùng với 11 ngọn đồi hình thành nên 12 cung Hoàng đạo, thì “khí” tốt của thôn sẽ được bảo trì.

thon du nguyen 2(Ảnh: Internet)

Sau đó ông thiết kế ra bố cục Thiên Cang dẫn nhị thập bát tú, khuyên dân làng đào 7 ao nước mới trong thôn Du Nguyên và đối chiếu chúng với hình dạng của chòm sao Đại Hùng, đồng thời yêu cầu hậu duệ của dòng họ Du khi xây dựng thôn làng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo cách bài trí này.

thon du nguyen 3(Ảnh: Internet)

Thật đáng kinh ngạc, kể từ đó, thôn Du Nguyên không còn phải bận tâm về hạn hán và lũ lụt nữa, mà họ luôn sống trong hòa bình và thịnh vượng. Không chỉ giàu mạnh về kinh tế lâu dài từ triều Minh sang triều Thanh, thôn còn sản sinh ra 260 nhân vật đỗ đạt cao được bổ nhiệm vào các vị trí khác nhau của triều đình hay còn gọi là tước vị [thượng thư, đại phu, phủ đài, tri huyện, tiến sĩ, cử nhân, v.v và được ca tụng là “phong thủy bảo địa”, nghĩa là nơi có người tài và đất quý.

thon du nguyen 4(Ảnh: Internet)

Phép màu không phải chỉ có thế: cũng kể từ đó, thôn Du Nguyên luôn có mưa vào ngày 26 của tháng thứ 6 Âm lịch và không có ngoại lệ; 8 con cá chép điêu khắc bằng gỗ trong Thanh Viễn Đường luôn thay đổi màu sắc tương ứng với sự luân chuyển của các mùa; trong số những cây sồi trắng mọc trên phần đất hình con cá Âm của Thái Cực đồ tại cổng thôn, có một cây đã hơn 600 tuổi và cao 27 mét, được mệnh danh là “Bạch Lịch vương” ở tỉnh Chiết Giang; còn về cái ao thứ 3 tên Ngọc Hành Đường của Thất Tinh Đường, hễ khi nào dân làng cố lấp nó lại để xây nhà cửa lên trên thì chắc chắn sẽ có hỏa hoạn.

Còn có khoảng 20 đến 30 điều kỳ lạ khác ở thôn Du Nguyên như: Từ đường Du Thị quanh năm không kết mạng nhện, chim chóc không đi đêm, kích thích trí tưởng tượng và suy đoán của người ta về ngôi làng đặc biệt này.

Huy Hoàng (TH)

Xem thêm:



from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2kAANiJ
via máy cửa nhôm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét